• xuattinhcuckhoai.jpg
  • 01 vong-3.jpg
  • hoa.jpg
  • dinh_nghia_xuat_tinh_som.jpg
  • ChuaBenh.net-Keodaicuocyeu_1.jpg
  • ko_khoai.jpg
  • tu_suong_jvlastnews_thumb.jpg
  • 0_jvlastnews_thumb.jpg
  • xuat_tinh_som_1_jvlastnews_thumb.jpg
  • hutthuoc.jpg
  • xuattinhsom_jvlastnews_thumb.jpg
  • yeu_sinh_ly_1.jpg
  • 01-84fbc92cf3db7e.img_jvlastnews_thumb.jpg
  • 3300_5513f_jvlastnews_thumb.jpg
  • khuc-dao-dau-0.jpg
  • chuyendanong-2.jpg
  • yeu_d22f2_jvlastnews_thumb.jpg
  • xa-vo-chong-som-xuat-binh-4fdea2_jvlastnews_thumb.jpg
  • viem_tinh_hoan_2_jvlastnews_thumb.jpg
  • 801uongsua.jpg

20120418-092048-1-ca-chua-su-dung-chat-bao-quan-va-ca-chua-de-tu-nhien.JPG  (hatkick.com) Cà chua sử dụng chất bảo quản (ảnh trái) và cà chua để tự nhiên (ảnh phải) trong cùng một thời gian.       

Chất phụ gia bảo quản có thể là chất kháng vi sinh vật ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn, nấm hoặc chất chống ôxy hóa như chất hấp thụ ôxy.

Tuy nhiên, lợi ích và độ an toàn của nhiều phụ gia thực phẩm nhân tạo (bao gồm cả các chất bảo quản) là chủ đề thường xuyên của nhiều cuộc tranh cãi giữa các nhà khoa học và các nhà quản lý chuyên về khoa học thực phẩm, độc chất học và sinh học.

Những chất phụ gia bảo quản thực phẩm thường dùng gồm các chất bảo quản kháng khuẩn thường như: calcium propionate; sodium nitrat; sodium nitrite; sulfite (dioxide lưu huỳnh, sodium bisulfite, potassium hydrogen sulfite, vv); disodium EDTA. Chất chống ôxy hóa gồm BHA và BHT. Các chất bảo quản khác gồm ethanol và methylchloroisothiazolinone. Chất kháng nấm carbendazim.

Các chất bảo quản kháng khuẩn, kháng nấm

Propanoate canxi được sử dụng như một loại thuốc diệt nấm trên hoa quả. Trong nghiên cứu, khi axit propanoic được truyền trực tiếp vào não động vật gặm nhấm, nó gây ra những hành vi đảo ngược (như hiếu động thái quá, rối loạn trương lực cơ...) và những thay đổi ở não bộ (như viêm não bẩm sinh, suy giảm glutathione) có thể được xem như một mô hình bệnh tự kỷ ở chuột.

Tương tự, sodium nitrate tạo ra nitrosamine - một chất đã được biết là gây ra thương tổn DNA và tăng sự thoái hóa tế bào, sinh ung thư ở người. Nitrosamine hình thành trong các loại thịt chứa sodium nitrate và nitrite, có liên quan đến ung thư dạ dày và ung thư thực quản. Nghiên cứu đã cho thấy có mối liên hệ giữa tăng hàm lượng nitrat và tăng tử vong do một số bệnh, bao gồm cả bệnh Alzheimer, đái tháo đường và bệnh Parkinson, có thể do những tác hại của nitrosamine trên DNA.

Sodium nitrate và nitrit liên kết với nguy cơ cao ung thư đại trực tràng. Quỹ Nghiên cứu ung thư thế giới của Anh cho rằng, một trong những lý do khiến thịt chế biến làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng là do chúng chứa chất nitrat. Một lượng nhỏ nitrat được thêm vào thịt như chất bảo quản sẽ bị phân hủy thành nitrit. Nitrit sau đó phản ứng với các loại protein (trong thịt) để sản sinh ra các hợp chất N-nitroso (NOC). Một số loại NOC đã được biết là gây ra ung thư. N-nitroso hình thành trong thịt được ướp tẩm hoặc trong cơ thể người trong quá trình tiêu hóa.

Các sulfite được sử dụng với số lượng ngày càng tăng như những chất bảo quản thực phẩm. Tuy vậy, sulfite được liệt kê trong số 9 chất gây dị ứng thực phẩm hàng đầu. Khó thở có thể xảy ra trong vòng vài phút sau khi ăn thực phẩm có chứa sulfite. Bệnh nhân hen và người nhạy cảm với salicylate (aspirin) có nguy cơ cao phản ứng với sulfite. Trường hợp phản ứng quá mẫn sẽ đe dọa đến tính mạng tuy hiếm gặp. Các triệu chứng khác bao gồm hắt hơi, viêm phù nề hầu họng và phát ban.

Do thường rất khó để nhận biết liệu thực phẩm có chứa sulfite hay không, nhiều người không biết là mình có nhạy cảm với sulfite. Các sulfites cũng được xem là phá hủy vitamin B1 (thiamin), một vitamin cần thiết cho quá trình chuyển hóa carbohydrate và rượu.

Sodium metabisulfite được sử dụng trong hầu hết các loại rượu vang thương mại để ngăn chặn quá trình ôxy hóa và bảo toàn hương vị. Còn sodium bisulfite thì được một số nhà cung cấp và sản xuất rượu bán với cùng mục đích trên.

Trong trái cây đóng hộp, bisulfite natri được sử dụng để ngăn chặn tình trạng biến màu nâu (gây ra bởi quá trình ôxy hóa) và tiêu diệt vi khuẩn.

Sodium bisulfite cũng được thêm vào các loại rau xanh để duy trì độ tươi tốt. Nồng độ của nó đôi khi cũng đủ cao để gây ra những phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Từ những năm 1980, sodium bisulfite đã bị cấm sử dụng trên trái cây tươi và rau quả tại Hoa Kỳ sau cái chết của 13 người vô tình tiêu thụ các sản phẩm đã được xử lý quá mức bằng hóa chất này.

EDTA cũng là chất bảo quản được sử dụng rộng rãi và do đó đã nổi cộm lên như một chất hữu cơ gây ô nhiễm dai dẳng. Nó thoái hóa thành axit ethylenediaminetriacetic rồi biến đổi thành diketopiperizide, tích lũy thành một chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường.

Methylchloroisothiazolinone là một chất bảo quản có tác dụng kháng khuẩn và kháng nấm thuộc nhóm isothiazolinones. Nó có tác dụng chống vi khuẩn gram dương và gram âm, nấm men, nấm mốc và là chất gây dị ứng đối với 2 - 3% dân số. Một biểu hiện phổ biến của phản ứng dị ứng là chàm với triệu chứng như tấy đỏ và ngứa trên các bề mặt tiếp xúc với dị ứng nguyên. Các triệu chứng này sẽ biến mất trong vài tuần khi chấm dứt tiếp xúc.

Những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe đã khiến các nhà quản lý hóa chất cấm sử dụng carbendazim cho việc bảo quản trái cây.

Chất kháng nấm này còn được dùng trong công nghệ bảo quản sân cỏ. Các nghiên cứu mới cho thấy, phơi nhiễm với liều cao carbendazim gây vô sinh ở một số chuột đực nên Cơ quan Quản lý chất bảo vệ thực vật và thuốc thú y Australia nhanh chóng quyết định hạn chế việc sử dụng chất này trong bảo quản trái cây và yêu cầu phải ghi rõ tác hại của nó đối với sức khỏe trên nhãn bao bì sản phẩm.

Các chất chống ôxy hóa

Butylated hydroxyanisole (BHA) và chất liên quan butylated hydroxytoluene (BHT) là những hợp chất phenolic thường được bổ sung vào thực phẩm để bảo quản chất mỡ. Ngoài tính chất có thể bị oxyd hóa, BHA và BHT còn hòa tan được trong các chất béo, nó có thể gây u bướu và ung thư.

haisam.vn

344fdfdd04be20a11f0cfc9ffcc70407

(hatkick.com) Rau củ, trái cây vốn là nguồn dinh dưỡng quý giá

     Rau củ, trái cây vốn là nguồn dinh dưỡng quý giá, nhưng nếu bạn ăn không đúng cách chúng còn gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể....

1.Dứa (thơm, khóm):

Dứa là loại quả ngon, bổ, rẻ, có ở mọi nơi. Tuy nhiên, ngộ độc do ăn dứa không phải là ít, nếu xử lý không kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Ngộ độc từ dứa là tai biến dị ứng mà dị nguyên là nấm candida tropicalis trên quả dứa. Loại nấm này sống ký sinh ở vỏ và mắt dứa, chúng sinh sản và phát triển độc tố rất nhanh, nhất là khi dứa bị ủng dập.

Ngộ độc dứa ở mức độ nhẹ, sau khi ăn 30 phút đến 1 giờ, cơ thể khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, ngứa và nổi mề đay một số vùng trên cơ thể. Ăn dứa khi bụng đói đôi khi cũng bị đau bụng, nôn mửa, khó chịu nhưng không phải do ngộ độc, mà do các axit amin hữu cơ và men bromelin của dứa tác động lên niêm mạc dạ dày và ruột.

2. Khổ qua (mướp đắng)

Từ rất lâu, khổ qua không còn xa lạ gì với thực đơn của nhiều gia đình. Vị đắng của nó được ưa thích vì có lợi cho việc hạ đường huyết. Tuy nhiên, trong khổ qua có chất axit ôxalic ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất canxi trong thức ăn nên nếu xào khổ qua không luộc sơ qua nước sôi là vô tình bạn để cho axit ôxalic có chỗ trú ẩn trong thức ăn của mình.

3. Cà rốt

Cà rốt có khả năng điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, tăng cường thể chất, nâng cao năng lực miễn dịch, giải độc, kháng khuẩn, hạ đường huyết, dự phòng hữu hiệu các bệnh lý do thiếu vitamin A, xơ vữa động mạch, ngừa ung thư và nhồi máu cơ tim. Nhưng nếu vừa uống nước cà rốt có hàm lượng carôtin rồi lại uống rượu, trong gan sẽ sản sinh chất độc gây bệnh gan, vì thế, tránh uống nước cà rốt trước và sau khi uống rượu.

4. Giá đậu

Giá chứa nguồn protein và vitamin C rất dồi dào. Nó còn là loại thực phẩm "ngang cơ" so với thịt về mặt dinh dưỡng, hơn hẳn quả cà chua về hàm lượng vitamin C. Giá còn chứa thành phần vitamin B phức hợp hiện hữu trong hạt đậu giá chưa nảy mầm.

Một số người có sở thích xào giá tái, nhưng các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết, nên xào giá chín trước khi ăn. Nếu không được chế biến chín, những chất độc hại trong giá sẽ gây nên phản ứng như buồn nôn, chóng mặt, đi ngoài.

5. Chuối tiêu

Trong chuối có chứa hỗn hợp đường tự nhiênh như sucrose, fructose và glucose. Khi đói khát, mệt mỏi có thể một lúc ăn vài ba quả chuối sẽ làm khoẻ người, đầu óc tỉnh táo và làm việc tốt hơn. Đó là nhờ vào lượng nước, lượng đường và lượng sinh tố đa dạng có trong chuối giúp cơ thể phục hồi sinh lực một cách nhanh chóng.

Nhưng chuối tiêu lại chứa nhiều magiê, nếu ăn khi bụng đói cơ thể sẽ bị phá huỷ cân bằng giữa thành phần magiê và canxi trong máu dẫn đến tác động xấu cho hệ tim mạch.

6. Măng

Măng là thực phẩm dễ gây ngộ độc vì chất độc có tên glucozit trong măng sẽ sản sinh axit cyanhydric, khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày. Măng gây ra ngộ độc, nôn mửa giống như bị ngộ độc từ khoai mì (sắn), nếu ăn phải 20mg axit cyanhydric có thể bị ngộ độc.

Vì thế, khi chế biến măng tươi cần luộc kỹ để axit cyanhydric hoà tan trong nước và bay hơi theo nước sôi. Cũng không nên dùng nước măng luộc để chế biến món ăn.

7. Cà chua

Với 95% là nước nên cà chua có tính giải khát, lại giàu lycopene, một chất hữu hiệu có công dụng bảo vệ, làm giảm nguy cơ xuất hiện vài bệnh ung thư. Nhưng không nên ăn cà chua trước khi ăn cơm vì sẽ làm tăng thêm chất chua trong dạ dày dẫn đến nóng ruột, đau bụng...

Nên dùng sau khi ăn, không ăn kèm với dưa leo vì trong dưa có chất dung môi có thể phân giải và phá huỷ, mức độ vitamin C trong cà chua càng nhiều thì sự phá huỷ càng nghiêm trọng.

haisam.vn

a_2011919103749_index (hatkick.com) Uống vào công phu mạnh mẽ cho đàn ông
                         Ảnh minh họa

Tăng độ cứng: Làm đàn ông thì phải tuyệt đối cứng cáp, kiên cường, hể đâm là đến đích
Phụ nữ có nhanh chóng hương phấn lên hay không chủ yếu do độ cứng của bạn, tại sao lúc bạn 20 tuổi mới có nhấp vài cái phụ nữ liền hương phấn tội đỉnh, bây giờ bạn đỗ hết mồi hôi mệt lã người, phụ nữ vẫn không có chút cảm giác gì ? Canh công phu Hoa Thị Hồng Công làm sự mạnh mẽ của bạn trở lại, làm cho dương vật đàn ông càng cứng càng mạnh mẽ! 

Kiên trì lâu dài:  Làm một người đàn ông mạnh mẽ chiến đấu kiên trì lâu dài,cho cô ấy hương phấn cao trào, suốt đời không quên. Cho cô ấy tận hưởng bản lĩnh mạnh mẽ cuồng nhiệt nhất của đàn ông, cái lo âu của đàn ông trên 30 tuổi là : kỹ năng làm tình càng ngày càng điêu luyện, nhưng thời gian ngày càng ngắn ngủi, Canh công phu Hoa Thị Hồng Công có thể giúp bạn kéo dài thêm 50% khoảng thời gian để bạn có đủ thời gian chinh phục cô ấy, thoải mãn cô ấy!

Tăng kích thước: Lớn đến mức độ đàn ông khác phải ghen tị không bằng, làm cho phụ nữ có cái nhìn khác biệt về bạn
Canh công phu Hoa Thị Hồng Công không đơn thuần đem đến cho bạn sự thoải mãn về giới tính, mà còn cho bạn niềm tin của đàn ông, không chỉ có thể tận tình ở chốn phòng the mà còn làm cho cuộc sống càng thêm tốt tươi, cho dù bên ngoài biển hiện của bạn có hào hoa phong nhã thế nào chỉ cần ở chốn phòng the chưa thể tận tình thì cuộc sống tốt đẹp cũng không có gì hứng thú, cái thoải mãn lớn nhất của đời người là làm tình, người đàn ông khó có thể chịu đựng khiếm khuyết về sinh lý, người đàn ông thành công thật sự là phải thành công trên trên 3 mặt : sự nghiệp, tình cảm và làm tình, liệt dương xuất tinh sớm, dương vật nhỏ, dục vọng giảm, không có tinh trùng, tinh trùng chết và viêm tuyến tiền liệt đều làm khởi phát cho các bệnh tiểu gắt, đi tiểu đau.

Hãy uống một chén canh công phu Hồng Công sẽ cho bạn trải nghiệm tất cả !

Haisam.vn

che-hai-sam  (hatkick.com) Những món ăn giúp các quý ông cải thiện bệnh khó nói.
                   Chè Hải sâm

Hầu hết, nam giới luôn giành quyền chủ động trong chuyện ấy. Thế nhưng, không phải ai cũng có được sức khỏe, tinh thần để làm thủ lĩnh được. Người thì mắc bệnh "trên bảo dưới không nghe", người lại "chưa đi đến chợ đã tiêu hết tiền"... Chúng tôi xin giới thiệu những món ăn dưới đây để giúp các quý ông cải thiện bệnh khó nói.

- Chè thỏ ty tử: Gạo nếp 20g, thỏ ty tử 10g, đường, nước đủ dùng. Thỏ ty tử rửa sạch, sắc lấy nước. Gạo nếp vo sạch, đổ gạo vào nước thỏ ty tử nấu thành chè. Khi chín nêm đường là dùng được. Mỗi ngày ăn 2 lần, ăn trong vòng 1 tuần. Món chè này có tác dụng bổ thận ích tinh. Những người hay bị chóng mặt, tiểu đêm nhiều, di tinh, mộng tinh dùng rất thích hợp.

- Chè hải sâm: Gạo lứt 20g, hải sâm 20g, đường, nước đủ dùng. Hải sâm thái miếng nhỏ, nấu chung với gạo đến khi gạo nhừ thì cho đường vào là dùng được. Ăn mỗi ngày một bát, ăn trong 5 ngày. Món chè có tác dụng bổ tinh tủy, ích huyết. Thích hợp với những người thận yếu, hay ra mồ hôi trộm, bị di, mộng tinh.

- Cháo kim anh tử: Gạo tẻ 30g, kim anh tử 15g, gia vị, nước đủ dùng. Kim anh tử cho vào cối giã, sau đó vắt lấy nước. Dùng nước đó nấu cùng với gạo đã vo sạch thành cháo, nêm gia vị là dùng được. Mỗi ngày ăn một bát con, ăn trong vòng một tuần. Món cháo có tác dụng cố tinh liễm khí. Những người bị chứng thận hư, di tinh, mộng tinh sử dụng là tốt nhất.

- Thịt gà xào câu kỷ tử và hồ đào: Thịt gà đã bỏ xương 500g, trứng gà một quả; câu kỷ tử, hồ đào 30g, gia vị đủ dùng. Thịt gà rửa sạch, thái miếng mỏng ướp với gia vị trong vòng 15 phút. Câu kỷ tử, hồ đào ngâm nước, bỏ vỏ. Phi thơm hành mỡ, cho thịt gà vào xào chín bắc ra. Rang hồ đào và câu kỷ tử chín sau đó trộn với thịt gà đã xào, bắc lên bếp rồi đập trứng vào, nêm gia vị là dùng được. Món ăn có tác dụng bổ khí huyết. Những người ăn kém, người mệt mỏi, người già, người mắc bệnh di tinh, mộng tinh sử dụng rất thích hợp.

haisam.vn

 

 

ImageHandler.ashx (hatkick.com) Máu nhiễm mỡ và gan nhiễm mỡ là hai bệnh dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm

               Mỡ trong máu là hiện tượng cholesterol, triglycerit tăng cao. Bệnh thường dẫn đến những chứng xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim rất nguy hiểm.

        Theo Đông y chứng mỡ máu tăng cao ứng với chứng đàm trệ, biểu hiện người béo, thừa cân, cảm giác nặng nề, ăn kém ngon, hay bực bội, cáu gắt, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt…

Những bài thuốc điều trị bệnh máu nhiễm mỡ:

Lấy 10g nấm hương, 10g mộc nhĩ khô: ngâm cho nở, rửa sạch, thái miếng nấu với thịt ăn như canh

Lấy 60g gạo tẻ, 15g hạt củ cải: Nấu cháo gạo tẻ cho chín rồi cho hạt củ cải vào. Gia vị đủ dùng nêm vừa ăn.

Lấy 60g vừng đen: rang chín, xát bỏ vở, nấu với đường thành chè ăn rất tốt.

Mỗi ngày uống 1 - 2 cốc sữa đậu nành: và ăn các chế phẩm từ đậu nành như tào phớ (đậu hủ), đậu phụ.

Dùng 100g đậu xanh, 50g mơ chua, 50g đường trắng: Đun đậu xanh và mơ chua chín nhừ, cho đường vào khuấy đều, để nguội rồi ăn.

Đậu xanh, gạo với lượng đủ dùng nấu thành cháo, ăn với đường phèn.

Lấy 30g mộc nhĩ đen, 30g gạo tẻ, 100g rau cần tươi: Mộc nhĩ ngâm nở, rau cần rửa sạch. Tất cả đem nấu thành cháo ăn rất tốt.

Tỏi tươi bóc sạch, ăn mỗi bữa 2- 3 tép. Không nên dùng nhiều quá 5g/ngày vì tỏi có vị cay nóng. Những người đau dạ dày không nên lạm dụng.

Chú ý: Những người mắc chứng tăng mỡ máu không nên ăn hoặc ăn hạn chế các món ăn từ phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, vịt, mỡ động vật, đường và không dùng nhiều rượu.

Những bài thuốc điều trị gan nhiễm mỡ:

        Bệnh gan nhiễm mỡ thường gặp ở những người béo phì, cao mỡ máu, đái tháo đường, nghiện rượu.

 Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan chỉ chiếm 3,5% - 5%. Nhưng ở người bệnh, lượng mỡ trong tế bào gan có khi lên đến 60 - 70%.

Chữa chứng mỡ trong gan do tỳ khí hư nhược như người mệt mỏi, ngón tay ngón chân tê, lạnh, tinh thần uể oải, thở hụt hơi, ăn kém, chậm tiêu, mặt, mắt bị phù, đi ngoài phân lỏng:

     - Dùng 10g phục linh, 10g đẳng sâm, 20g bạch biển đậu, 50 - 100g gạo tẻ: Đẳng sâm, phục linh thái lát nấu với biển đậu trong 30 phút sau đó cho gạo tẻ đã vo sạch, nấu nhỏ lửa đến khi chín, chia làm 2 lần ăn nóng vào buổi sáng và buổi tối.

     - Hoặc 50g đậu tương, 10g lạc nhân: rửa sạch, ngâm với nước khoảng nửa ngày, cho thêm 500ml nước xay thành bột mịn, vắt lấy nước bỏ bã. Đun nước cốt sôi, cho thêm đường trắng, chia uống lúc còn nóng vào buổi sang và chiều.

Chữa chứng mỡ trong gan do khí trệ, huyết ứ: Dùng 40g sơn tra (hoặc táo mèo), 10g mật ong. Sơn tra rửa sạch, bổ đôi, nấu với nước khoảng 30 phút, bắc ra cho mật ong trộn đều, chia ra ăn hết trong ngày.

Chữa chứng mỡ trong gan do can thận âm hư:

     - Dùng 10g đông trùng hạ thảo, 20g nấm hương, 200g đậu phụ: Đông trùng hạ thảo và nấm hương ngâm nước cho nở to. Nấm hương thái chỉ xào với đậu phụ và đông trùng hạ thảo, thêm nước đun khoảng 30 phút, cho gia vị đủ dùng. Chia ra ăn với cơm. Bài thuốc này dùng cho người gan nhiễm mỡ đau ở hạ sườn phải, đầu choáng, mắt loạn, ù tai, yếu sức, gầy, lòng bàn tay, bàn chân nóng, miệng khô…

Chữa chứng mỡ trong gan do đàm thấp nội trở thường gặp ở người béo phì:

      - Dùng 250g vỏ quýt, 300g hạt ý dĩ: Cả 2 thứ rửa sạch phơi hoặc sấy khô, tán bột mịn, cho vào lọ dùng dần. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 15g, chiêu với nước còn ấm. Điều trị trong 2 tháng.

Chữa chứng mỡ trong gan do ngộ độc rượu:

      - Dùng 15g hoa sắn dây tươi, 60g lá sen tươi hoặc 30g lá sen khô: Lá sen thái chỉ sắc cùng hoa sắn dây uống thay trà.

haisam.vn

images

(hatkick.com) Chế độ dinh dưỡng đối với người mắc bệnh gan nhiễm mỡ 


 1. Ngô: Là thứ ngũ cốc đặc biệt thích hợp với người bị gan nhiễm mỡ.

      Theo kết quả nghiên cứu của y học hiện đại, ngô chứa nhiều các acid béo không no có khả năng thúc đẩy quá trình chuyển hóa của chất béo nói chung và cholesterol nói riêng.

     Theo quan niệm của dinh dưỡng học cổ truyền, ngô vị ngọt tính bình, có công dụng điều trung kiện vị, lợi niệu, thường được dùng cho những trường hợp tỳ vị hư yếu, chán ăn, thủy thấp đình trệ, tiểu tiện bất lợi, phù thũng, rối loạn lipid máu, thiểu năng mạch vành, thường dùng dưới dạng bánh hoặc cháo bột ngô.

 2. Nhộng: Vị ngọt mặn, tính bình, có công dụng ích tỳ bổ hư, trừ phiền giải khát.

     Theo dược lý học hiện đại, nhộng có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán bột uống.

 3. Kỷ tử: kỷ tử có tác dụng ức chế quá trình tích tụ chất mỡ trong tế bào gan, thúc đẩy sự tăng sinh tế bào gan và cải thiện chu trình chuyển hóa chất béo.

 4. Nấm hương: Là thực phẩm lý tưởng cho người bị gan nhiễm mỡ.

      Trong nấm hương có chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan, thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn.

 5. Lá trà: Kinh nghiệm dân gian cho rằng lá trà có tác dụng giải trừ các chất bổ béo.

        Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy trà có khả năng làm tăng tính đàn hồi thành mạch, làm giảm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan.

 6. Lá sen: Tác dụng làm giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan.
       Được dùng dưới dạng hãm với nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen.

 7. Rau cần: Chứa nhiều vitamin, có công dụng làm mát gan, hạ cholesterol máu, thúc đẩy quá trình bài tiết các chất phế thải và làm sạch huyết dịch. Thường dùng làm rau ăn.

       Ngoài ra, người bị gan nhiễm mỡ nên trọng dụng các loại rau và hoa quả tươi như cải xanh, cải cúc, rau muống... có công dụng giải nhiệt làm mát gan; cà chua, cà rốt, măng, bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột... có công dụng thanh nhiệt, thông phủ, hành khí, lợi niệu;
       Các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng, dầu đậu tương chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu;
       Các loại thịt cá ít mỡ và các thức ăn chế từ đậu tương, đậu xanh, đậu đen...

       Bệnh gan nhiễm mỡ đã có từ thời xa xưa, xảy đến cho bất kỳ những ai có lối sống thiếu vận động và ăn uống bất hợp lý, quá thừa thải năng lượng. Hầu hết các trường hợp chẩn đoán không cho là bệnh lý, đó chỉ là một triệu chứng do sự tích lũy mỡ quá nhiều tại gan.

      Tuy nhiên, tỉ lệ 20% gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến xơ gan, muốn có một cuộc sống khỏe mạnh các bạn hãy lưu ý đến chế độ dinh dưỡng nêu trên, hy vọng sẽ hữu ích cho mọi người để phòng bệnh gan nhiễm mỡ.

haisam.vn

images183418_thuocla          (hatkick.com) Thức ăn cần tránh cho những người mắc bệnh thận                             
Những người mắc bệnh thận cấp, có tiền sử mắc bệnh thận không nên ăn khế, uống nước khế ép (nhất là khi đang đói); nếu lạm dụng có thể gặp nguy hiểm.

Năm 2006, tạp chí Nephrology của Mỹ có đưa tin một trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thận đã phát sinh phản ứng nguy kịch sau khi ăn khế, khiến chức năng thận giảm và dẫn đến tình trạng thận bị hỏng hoàn toàn. Năm 2009, một phụ nữ 76 tuổi người Hồng-kông mắc bệnh thận đã phải nhập viện với sự cố tương tự sau khi ăn 2 quả khế, gây buồn ngủ, nhịp tim đập nhanh. Hiện tượng thường gặp khi trúng độc khế là nấc (thể nhẹ), nôn mửa, suy nhược thần kinh, mất ngủ, thay đổi ý thức, co giật và huyết áp hạ vv...

Dưới đây là khuyến cáo của các chuyên gia chuyên trị bệnh thận ở Bệnh viện Shijianzhuarg (Trung Quốc) nói về những loại thực phẩm nhóm người mắc bệnh thận không nên ăn.

Nguyên tắc chung

Những người mắc bệnh thận tránh ăn hải sản, thực phẩm chứa nhiều gia vị và chất gây kích thích như rượu bia, cay nóng và các loại thức ăn gây cảm ứng. Nên tránh tất cả các loại thực phẩm làm tăng nhiệt bên trong cơ thể. Những người mắc bệnh phù nề nên giảm ăn muối, những người không mắc chứng phù nên cũng nên hạn chế muối ăn. Riêng những người suy thận, tăng kali huyết cần tránh xa thực phẩm có hàm lượng kali cao. Bệnh nhân tiểu tiện máu (huyết niệu) và axit uric cao nên tránh ăn phủ tạng động vật.

Đối với đồ uống, thuốc lá và thuốc chữa bệnh:

- Chỉ nên uống một lượng nhỏ rượu bia, bệnh nhân suy thận nên tránh hẳn rượu.

- Chè có thể uống được nhưng chè đặc nên tránh. Đơn giản, những hợp chất có trong chè, nhất là caffein có thể làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim. Trong số những loại chè thì chè xanh được xem là tốt nhất vì có hàm lượng caffein thấp, giàu polyphenol có tác dụng khử caffein và lợi tiểu.

- Không nên dùng cà phê vì nó có thể làm tăng huyết áp và cholesterol, làm xơ cứng động mạch và có hại cho thận.

- Tuyệt đối không được hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa nhiều hóa chất có hại, làm tăng huyết áp, làm rối loạn lipit và gây co thắt động mạch. Tất cả những yếu tố này đều làm trầm trọng thêm cho bệnh gan và thận.

- Thận trọng khi dùng thuốc kháng sinh, các loại thuốc trong điều trị bằng liệu pháp hóa trị liệu, các loại thuốc kháng viêm steroid và các loại thuốc giảm đau , thuốc gây mê và các tác nhân làm co giãn tĩnh mạch.

Đối với các loại thịt:

- Nhóm người mắc bệnh thận mãn tính và suy thận không nên ăn thịt gà, bởi thịt gà giàu protein, nếu ăn quá nhiều sẽ tạo ra hiện tượng tăng urê huyết và gây suy thận.

- Không nên ăn thịt ngỗng

- Không nên ăn thận lợn vì nó giàu cholesterol và purin, nếu lạm dụng quá nhiều có thể gây hiện tượng tăng lipit huyết và tăng axít uric-huyết, cả hai hiện tượng này đều làm cho bệnh thận thêm trầm trọng. Vì lý do trên những người mắc bệnh thận, đặc biệt là nhóm có hàm lượng mỡ máu cao cần tránh xa món ăn khoái khẩu này.

Nhóm hải sản cần tránh:

Cá sú vàng (yellow croaker),  cua, cá cơm, cá trích, sò..  là nhóm thực phẩm không có lợi cho người mắc bệnh thận, vì chúng có thể làm cho bệnh tình thêm trầm trọng, tạo gánh nặng cho thận...

Hoa quả, trái cây cần tránh:

- Tránh ăn chuối vì chuối có hàm lượng natri cao, vì những người bệnh thận, phù nề, cao huyết áp cần hạn chế muối. Ăn chuối thường xuyên có thể tạo gánh nặng cho thận, gây bệnh viêm thận cấp hoặc mãn tính.

- Tránh ăn dưa hấu vì giàu hàm lượng kali.  Ở những người khỏe mạnh không có vấn đề gì nhưng những người mắc bệnh thận, suy thận có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh tim mạch.

- Đường và enzyme có trong dứa là thuốc lợi tiểu có lợi cho người viêm thận và cao huyết áp, nhưng nó lại giàu bromelain làm hòa tan hemaleucin và casein nên những người mắc bệnh thận không nên ăn quá nhiều dứa.

- Quýt là vị quả giàu vitamin C, làm tăng quá trình chuyển hóa vitamin C thành oxalate làm cho bệnh tình thêm nặng nên người bệnh thận không nên ăn quá nhiều quýt.

- Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu nên ăn thực phẩm mát không nên ăn lựu mặc dù nó rất tốt cho nhóm người khỏe mạnh.

Các loại rau cần tránh:

Gồm rau bina, gừng, măng tre. Ăn nhiều rau bina có thể làm tăng quá trình kết tinh muối trong ống nước tiểu. Bệnh nhân nhiễm trùng nước tiểu viêm bàng quang không nên ăn quá nhiều gừng. Măng tre là thực phẩm giàu canxi không có lợi cho bệnh thận mãn tính và suy thận. Những người bị suy thận cũng nên tránh ăn đậu đỗ vì chúng rất giàu protein, làm tăng quá trình tiết protein qua đường tiểu.

KHẮC NAM (tổng hợp)

canh-so-huyet-nuoc-dua_f8e5a (hatkick.com) Hải sản là nguồn thực phẩm tráng dương được chứng minh từ lâu đời. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn mới là biện pháp tốt để đảm bảo sức mạnh đàn ông.
Sò huyết nấu nước dừa bổ tâm, dưỡng huyết, ích tinh, dưỡng dương.

Hải sản là nguồn thực phẩm tráng dương được chứng minh từ lâu đời. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ ăn mới là biện pháp tốt để đảm bảo sức mạnh đàn ông. Ngoài kẽm và một số khoáng cần thiết, hải sản còn chứa argynin là axít amin tạo ra tinh dịch cho cơ thể và N - ôxít góp phần gây cương cứng dương vật. Mỗi tuần nên ăn 2-3 lần thực phẩm như hàu, ngao, tôm, cua, ăn kèm nhiều rau xanh. Xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc từ ngao, sò rất tốt cho quý ông.

Sò huyết nước dừa: sò huyết 9g, đường phèn 15g, nước dừa tươi 20ml, gừng tươi 5g. Sò huyết ngâm nước 2 giờ, bỏ gân và tạp chất đen. Nước gừng nấu sôi, cho sò huyết vào luộc, vớt ra để ráo. Lấy 150ml nước nấu sò huyết, bỏ đường phèn vào nấu cạn, bỏ nước dừa vào, vặn nhỏ lửa đun thêm 5 phút là được. Mỗi ngày một lần, uống 100ml. Công dụng: bổ tâm, dưỡng huyết, ích tinh, dưỡng dương.

Sò huyết nấu nước dừa bổ tâm, dưỡng huyết, ích tinh, dưỡng dương.

Bạch quả sò huyết:

bạch quả 20g, sò huyết 10g, đường phèn 15g. Bạch quả bỏ vỏ, bỏ tim, sò huyết sau khi ngâm bỏ tạp chất và gân, đường phèn đập giập. Cho bạch quả vào nồi, đổ vào 200ml nước, bỏ sò huyết, đường phèn vào. Đun sôi, vặn nhỏ lửa nấu cho đến khi bạch quả chín là được. Mỗi ngày một bát, ăn cả cái lẫn nước. Công dụng: ôn dương bổ phế, khử đờm dừng ho, hóa ẩm bình xuyễn.

Cháo ngao với ngân hoa: Chứng này do ăn nhiều chất ngọt, chất béo, tích thấp sinh nhiệt, hoặc bị cảm nhiễm thấp nhiệt, bên trong ngăn trở trung tiêu, bốc lên can đởm làm thương tổn cơ gân khiến không cương lên được dẫn đến liệt dương. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, chữa chứng can đởm thấp nhiệt

Hầu nấu đại táo, long cốt:

hàu 1kg, đại táo 10 quả, long cốt 30g, ngưu tất 15g, gừng tươi 10g, gia vị, nước đủ dùng. Hàu rửa sạch, luộc chín bỏ vỏ. Các vị thuốc trên rửa sạch cho vào túi vải buộc kín miệng. Đổ nước vào sắc trong vòng 25 phút rồi bắc xuống, bỏ túi vải thuốc ra. Sau đó cho thịt hàu, gừng tươi, hành vào nồi nước thuốc, đun thêm 25 phút nêm gia vị vào là được. Công dụng: bổ thận, tốt cho những người không thể xuất tinh, xuất tinh yếu.

Canh hàu sò thịt nạc: thịt hàu 120g, thịt lợn nạc 120g, vỏ sò nướng 60g, sinh khương 4 miếng. Hàu tươi bỏ vỏ lấy thịt, rửa sạch; vỏ sò tươi cho vào bếp than nung đỏ, lấy ra giã nát, lấy vải gói lại; rửa sạch thịt lợn, thái miếng; rửa sạch sinh khương. Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, cho lượng vừa nước, sau khi dùng lửa to nấu sôi, chuyển sang lửa nhỏ nấu 2 giờ nêm gia vị là được. Công dụng: tư âm bổ huyết, cố tinh, thích hợp với chứng di tinh do thận âm khuy hư, mộng di tinh.

Canh sò, hoa hồng và đầu cá

dùng cho người liệt dương: sò 50g, hoa hồng 6g, đầu cá chép 1 cái, đậu phụ 50g, gừng, hành, muối 5g mỗi loại. Rửa sạch sò, hoa hồng. Đầu cá bỏ mang, rửa sạch, bổ làm đôi. Gừng thái mỏng, hành cắt ngắn, đậu phụ cắt miếng khoảng 5cm. Cho đầu cá, sò, hoa hồng, gừng, hành, muối vào nồi cùng 800ml nước. Đun lửa to cho sôi lên, vớt bỏ bọt, cho đậu phụ vào đun nhỏ lửa khoảng 35 phút là được. Công dụng: bổ thận, tan máu ứ, ích tinh huyết, tiêu u cục.

BS. Phó Đức Thuần


Page 1 of 3

Login Form

Free Joomla templates by L.THEME