• hutthuoc_jvlastnews_thumb.jpg
  • co-dien-hay-tan-tien_jvlastnews_thumb.jpg
  • ChuaBenh.net-Keodaicuocyeu_1.jpg
  • chuyendanong-2_jvlastnews_thumb.jpg
  • yeu_d22f2.jpg
  • 0.jpg
  • khuc-dao-dau-0_jvlastnews_thumb.jpg
  • BC7298-001_jvlastnews_thumb.jpg
  • hutthuoc.jpg
  • viem_tinh_hoan_2_jvlastnews_thumb.jpg
  • 801uongsua.jpg
  • con-tim_jvlastnews_thumb.jpg
  • xuat_tinh_som_thu_thai.jpg
  • suckhoe02.jpg
  • tieu_dem_jvlastnews_thumb.jpg
  • chuyendanong-2.jpg
  • xuat_tinh_som_1.jpg
  • 01 vong-3.jpg
  • dk_jvlastnews_thumb.jpg
  • ko_khoai.jpg

w1-734e3

(Hatkick.com)  Trận derby London giữa Arsenal và Chelsea sẽ rất căng thẳng nhưng bên cạnh đó, cuộc chiến giữa chân dài hai đội hứa hẹn cũng khốc liệt không kém.

Arsenal:
Melanie Slade – Theo Walcott
Melanie Slade – Theo Walcott
Mikel Arteta – Lorena Bernal
Mikel Arteta – Lorena Bernal
 
Wojciech Szczesny – Sandra Dziwiszek
Wojciech Szczesny – Sandra Dziwiszek
 
Tomas Rosicky – Radka Kocurova
Tomas Rosicky – Radka Kocurova
 
Lucas Podolski - Monika Podolski
Lucas Podolski - Monika Podolski
Chelsea:
Fernando Torres – Ollala Dominguez
Fernando Torres – Ollala Dominguez
 
Lampard - Christine Bleakley
Lampard - Christine Bleakley
 
David Luiz – Sara Madeira
David Luiz – Sara Madeira
 
John Terry – Toni Terry
John Terry – Toni Terry
 
Petr Cech – Martina Cech
Petr Cech – Martina Cech

H.Long

theo Dân trí

Japan2-2610f

(hatkick.com) Nhật Bản và Hàn Quốc lỗi hẹn chung kết: Nước mắt kẻ chiến bại

Mang đến một diện mạo mới mẻ cùng lối chơi đầy cảm xúc, nhưng Nhật Bản và Hàn Quốc đã tan mộng giành HCV môn bóng đá nam. Nhưng hai người khổng lồ châu Á có thể ngẩng cao đầu sau vòng bán kết, với những dấu ấn tuyệt vời ở Olympic London.

Châu Âu nói chung và nước Anh nói riêng luôn có một cái nhìn dè bìu khi nói về nền bóng đá châu Á. Họ coi đó là vùng trũng nhất của bóng đá thế giới, đánh giá thấp cái nhìn hạn hẹp của người Á châu cùng sự thua thiệt về thể hình và chưa bao giờ nhìn nhận tư chất thông minh của bóng đá châu Á.

Nhưng World Cup 2010 đã cho thấy sự tiến bộ vượt bậc của bóng đá châu Á (có Nhật Bản, Hàn Quốc). Hàn Quốc dừng bước ở vòng 1/8 thiếu may mắn sau 120 phút kịch chiến với Uruguay, còn Nhật Bản đã áp đảo toàn diện Paraguay để rồi gục ngã trên chấm 11m định mệnh.

Không chỉ xây dựng nền tảng đội bóng có chiều sâu, cả hai quốc gia này đều có chiến lược hợp lý trong đào tạo trẻ. Olympic Nhật Bản và Olympic Hàn Quốc đã chứng minh trình độ của họ không thua kém là bao so với các nền bóng đá phát triển ở thế giới, dù họ luôn bị chê là “lùn” cả về trình độ lẫn thể hình.

Nhật Bản đã khiến cả thế giới phải sốc khi đánh bại Tây Ban Nha trong trận khai mạc, loại ứng cử viên sáng giá nhất khỏi cuộc cạnh tranh tấm HCV và vững vàng ở ngôi đầu bảng. Chiến thắng 3-0 trước Ai Cập là thành quả xứng đáng của một lối chơi tập thể, khoa học và giàu tính kỹ thuật kết hợp với hiệu quả.

Hàn Quốc không hoành tráng bằng người láng giềng Đông Á, nhưng họ cũng bất bại ở vòng bảng. Đối đầu với chủ nhà Vương quốc Anh, đội bóng xứ kim chi đã thể hiện được lối chơi tấn công quyến rũ, sắc nét kết hợp nền tảng thể lực tuyệt vời suốt 120 phút. Nếu vận may không mỉm cười, có lẽ người Anh đã nhận một trận thua đậm trên sân nhà.

Bản lĩnh thép được tôi luyện đã giúp người Hàn vượt qua được sức ép trên chấm luân lưu tại Wembley, nơi mà hàng ngàn CĐV chủ nhà gào thét, gây sức ép lên họ. Vương quốc Anh gục ngã không chỉ họ thua kém về trình độ, lòng quyết tâm mà còn cả bản lĩnh ở thời khắc sống còn.

Nhưng cuối cùng, yếu tố bất ngờ mang tên châu Á đã không còn hiện hữu ở vòng bán kết, cuộc chơi đòi hỏi sự toan tính và bản lĩnh hơn rất nhiều. Nhật Bản đã chơi sòng phẳng cùng Mexico, họ dẫn bàn nhờ siêu phẩm của Otsu, nhưng sự lỳ lợm, nền tảng thể lực dồi dào đã giúp Mexico chiến thắng 3-1.

Hàn Quốc cũng đã nhập cuộc không quá tồi khi đối diện Brazil, họ chơi đôi công cùng đối thủ, dù rằng tư tưởng đó đã khiến họ thất bại. Brazil quá mạnh với những Neymar, Ganso, Oscar, Hulk… nên Hàn Quốc không thể ghi lấy nổi bàn thắng và chấp nhận thua trắng 0-3.

Hai niềm hy vọng châu Á đã không thể ghi tên mình trong trận chiến cuối cùng tranh tấm HCV môn bóng đá nam. Họ gục ngã trước Mexico lỳ lợm và Brazil đẳng cấp, đó là cái kết buồn với bóng đá châu Á ở sân chơi Olympic, nơi mà yếu tố bất ngờ thường hiện hữu.

Những giọt nước mắt đau buồn và uất hận hằn lên khuôn mặt của người Hàn, người Nhật, giọt nước mắt của sự bất lực trước đối thủ mạnh hơn. Nhưng dù thua, họ vẫn có thể ngẩng cao đầu chia tay Olympic London vì những nét đẹp, sự phi thường trong thể thao mà họ mang đến tại giải lần này.

Cuộc chạm trán Nhật Bản-Hàn Quốc ở trận tranh hạng 3 hứa hẹn sẽ không mất đi sự hấp dẫn, bởi sự thù địch lẫn nhau trong quá khứ cùng khao khát tấm HCĐ Olympic bóng đá. Đó là sẽ là 90 phút (hay nhiều hơn nữa) so tài đầy xúc cảm giữa Otsu, Kyitotake, Yamaguchi với Ji Dong Won, Koo Ja Cheol, Tae Hee Nam, những người đưa bóng đá châu Á lên tầm cỡ thế giới mới sau những ngày thăng hoa trên đất London.

haisam.vn

can-co-cai-nhin-cong-bang-hon-sau-that-bai-cua-quoc-toan-va-dong-doi

(hatkick.com) Cần có cái nhìn công bằng hơn sau thất bại của Quốc Toàn và đồng đội

Olympic chưa kết thúc, nhiều ngày qua đã có những thông tin chỉ trích nhắm vào đoàn TTVN. Công bằng mà nói, thành tích của đoàn TTVN là thất vọng, nhưng đó đều là những kết quả được dự báo từ trước. Vậy nên, những chỉ trích nặng nề với họ có quá đáng không?

Nói về thất bại của đoàn TTVN, một cựu quan chức thể thao đã kể ra một loạt những hạn chế của đoàn TTVN lần này, tất cả đều bắt nguồn từ khâu đào tạo trẻ, tập huấn, chế độ dinh dưỡng, thuốc bổ...chưa tới nơi tới chốn. Chính vì không có sự chuẩn bị tốt nhất về mọi mặt, nên đoàn TTVN mới 5 ngày thi đấu, đã bị loại gần như hết và viễn cảnh trắng huy chương đang tới gần.

Thực tế, mục tiêu giành huy chương của đoàn TTVN tại sân chơi Olympic luôn là mơ ước cháy bỏng của những nhà quản lý, các VĐV và cả người hâm mộ. 12 năm trước, tấm HCB của Hiếu Ngân ở môn taekwondo khiến TTVN mở mày mở mặt. Sau thành công ấy, ngành TDTT đã quyết tâm hơn rất nhiều trong việc đầu tư mạnh tay để chinh phục đấu trường Thế vận hội.

Thế nhưng, cũng phải đến 8 năm sau TTVN mới lại có thêm tấm HCB nữa sau khi sản sinh ra 1 “quái kiệt” ở môn cử tạ, lực sỹ Hoàng Anh Tuấn, với tấm HCB quý hơn vàng. Tất cả đã thấy, dù ở thời kỳ nào, dù có chiến lược gì đi chăng nữa, việc giành huy chương với đoàn TTVN luôn khó như lên trời.

Có một sự thật là nếu TTVN không có những gương mặt theo dạng “của hiếm” như Hiếu Ngân hay Hoàng Anh Tuấn, sẽ rất khó có huy chương. Từ xưa đến nay, TTVN tham dự vẫn chủ yếu học hỏi là chính và trông chờ nhiều vào may mắn. Nói thế không có nghĩa, TTVN hoàn toàn tuyệt vọng.

Theo Chiến lược phát triển TTVN đến năm 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, mục tiêu của TTVN tại Olympic 2016 là phải giành được HCV và có ít nhất 40 VĐV vượt qua vòng loại. Đây xét cho cùng là một mục tiêu để chúng ta phấn đấu, chứ không ai bắt phải làm được. Thực tế, ngay sau khi có Chiến lược mang tính dài hơi này, đã có những thay đổi nhất định của ngành thể thao trong đường hướng phát triển. Chúng ta gạt bỏ khá nhiều các môn có tính chất “ao làng” như wushu, cầu mây...để tập trung hơn cho các môn Olympic.

Kết quả, đoàn TTVN đã có tới 18 suất tham dự Olympic, trong số này có đầy đủ 5 môn cơ bản nhất là: điền kinh, bắn súng, bơi lội, TDDC và cử tạ. Trong số này, TDDC có thể tự hào khi là đại diện duy nhất của khu vực ĐNA góp mặt tới 3 VĐV. Còn ở bơi lội, Ánh Viên cũng là một trong 2 VĐV đến được London.

Tương tự là ở môn nhảy cao, Dương Việt Anh với mức xà 1m92 sẽ chỉ đến London với tinh thần “học hỏi là chính”, nhưng cũng là đại diện duy nhất của khu vực. Nếu như việc đánh giá cho sự phát triển của mỗi nền thể thao luôn dựa vào số vé tham dự Olympic, thì rõ ràng TTVN đã có bước tiến thật sự.

Cái mà chúng ta thiếu, chính là VĐV của mình vẫn chưa thựa sự đủ tầm để có thể cạnh tranh huy chương. “Tầm” ở đây, còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khâu chuẩn bị, tâm lý, chiến thuật và cả may mắn.

Trên bảng tổng sắp huy chương Olympic tính đến thời điểm hiện tại, Thái Lan đã có 1 tấm HCB (xếp thứ 25), Indonesia có 1 HCB, 1 HCĐ, đứng ở vị trí 24. Ngoài ra các quốc gia mạnh còn lại trong khu vực như: Singapore, Philippines, Malaysia và Việt Nam vẫn chưa có tấm huy chương nào. Điều đó cho thấy, việc khó khăn giành huy chương, không phải là câu chuyện riêng của đoàn TTVN.

Phải thừa nhận, TTVN thời gian qua đã chưa làm tốt khâu chuẩn bị, nhưng dẫu sao trong hoàn cảnh nền kinh tế khó khăn chung, chúng ta cũng đã nỗ lực hết sức. Chúng ta đã đặt nhiều kỳ vọng ở ít nhất 3 môn, nhưng kỳ vọng vẫn chỉ là kỳ vọng, còn thi đấu lại là chuyện khác.

Bằng Tường

hiroshi-hoketsu-du-olympic-o-do-tuoi-71

(hatkick.com) Ở môn đua ngựa, Hiroshi Hoketsu đã trở thành VĐV già nhất thi đấu tại Olympic London 2012 khi ông đã bước sang tuổi 71

                     Hiroshi Hoketsu dự Olympic ở độ tuổi 71

Ở môn đua ngựa, Hiroshi Hoketsu đã trở thành VĐV già nhất thi đấu tại Olympic London 2012 khi ông đã bước sang tuổi 71.

Tại Olympic Bắc Kinh năm 2008, Hiroshi Hoketsu cũng là vận động viên già nhất và nhiều người cảm thấy ngạc nhiên là ông từng Olympic Tokyo năm 1964.
Vận động viên lão thành này chia sẻ:“Động lực lớn nhất để tôi tiếp tục tham gia tranh tài là tôi cảm thấy rằng mình vẫn đang còn khỏe”.
Điều đáng chú ý là sau khi kết thúc Olympic 1964, Hoketsu đã từ bỏ thể thao để theo sự nghiệp học hành với tấm bằng thạc sỹ kinh tế tại trường ĐH Duke và chuyển sang kinh doanh

Mặc dù vậy, Hoketsu vẫn duy trì thói quen của mình khi ông vẫn thức dậy hàng ngày vào lúc 5h sáng và cưỡi ngựa trước khi tới công sở.

Sau khi thôi kinh doanh, Hiroshi Hoketsu đã bắt đầu tập luyện trở lại tại Đức và giành vé dự Olympic 2008 tại Bắc Kinh vàLondon 2012.

Hoketsu hiện là vận động viên già thứ hai trong lịch sử Olympic.

Oscar Swahn, người đã giành HCB môn bắn súng tại Thế vận hội 1920 ở độ tuổi 72.

Nếu tiếp tục giành quyền tham dự Olympic 2016 tại Rio de Janeiro (Brazil), Hoketsu sẽ đi vào lịch sử khi là vận động viên già nhất tại các kỳ Olympic.

Mặc dù vậy, Hoketsu cho biết khả năng lập nên kỳ tích này là rất khó khăn “Tôi muốn nhưng tôi không thể bởi sự thật là tôi quá già”.

                                                                                                                                                                                                Haisam.vn (sưu tầm)

9501e2f5d4079c

(hatkick.com) Hãy coi chừng "Người không chân"!

 

Những đối thủ nhìn anh bằng ánh mắt dò xét, còn đám đông trên sân thì cuồng nhiệt hò reo vì một sự kiện chưa từng có trong lịch sử Thế vận hội: VĐV cụt chân so tài với VĐV thường. Còn khi ấy, Oscar Pistorius, với biệt danh "Blade Runner", chỉ nghĩ đến một điều: bật thật nhanh ngay sau khi nghe tiếng súng lệnh.

Trong làng thể thao, người ta gọi Oscar Pistorius là "người đàn ông không chân nhanh nhất thế giới". Tại Bắc Kinh 4 năm trước, vận động viên người Nam Phi này đã thống trị toàn bộ đường chạy cự ly ngắn với với ba tấm HCV tại các nội dung 100m, 200m, 400m ở Paralympic 2008. Thực tế, tài năng của Pistorius đã vượt lên trên trình độ của những đối thủ ở Paralympic rất nhiều và anh khao khát được thi đấu ở một môi trường giàu tính cạnh tranh hơn: Olympic.

Việc trở thành VĐV khuyết tật đầu tiên tham dự cả Paralympic và Olympic (tại London, anh góp mặt ở 2 nội dung 400m và 4x400m tiếp sức) là giấc mơ trở thành hiện thực với Pistorius. Nhưng chưa hết, sau những gì anh đã thể hiện ở vòng loại, các CĐV Nam Phi tin rằng họ sẽ còn được chứng kiến những điều kỳ diệu nữa. Hôm qua, Pistorius đã về thứ nhì ở lượt chạy của mình với thời gian 45 giây 44, chỉ sau mỗi Santos Luguelin của Cộng hòa Dominica (45 giây 04). Đó là là thành tích tốt nhất ở mùa giải này của Pistorius, nhưng chưa phải cao nhất. Hè năm ngoái, khi chạy cùng những VĐV bình thường ở Lignano (Italia), anh đã giành HCV với thành tích 45 giây 07. Và mục tiêu của Pistorius tại London sẽ là cán đích với thời gian dưới 45 giây.

Việc chinh phục KLTG (43 giây 18) hay kỷ lục Olympic (43 giây 49) của huyền thoại Michael Johnson là nhiệm vụ bất khả thi. Người đang đạt thành tích cao nhất ở cự ly này và hiện còn thi đấu là La Shaw Merritt, người cũng tham dự vòng loại cùng Pistorius và Luguelin, với thời gian 44 giây 12. Nhưng VĐV người Mỹ này đã dính chấn thương gân khoeo và phải bỏ cuộc khi mới chạy được 100m và không thể bảo vệ tấm HCV đã giành được 4 năm trước. Và bây giờ, đối thủ lớn nhất của Pistorius sẽ là Jonathan Borleé, người đạt thành tích xuất sắc nhất vòng loại, với 44 giây 45.

Gây đột biến nhờ chân giả?

Đó là vấn đề gây tranh cãi từ rất lâu, chính xác là suốt 6 năm qua, khi Pistorius có ý định tham dự Olympic cùng những VĐV bình thường. Anh đã phải chiến đấu dữ dội với Liên đoàn điền kinh thế giới (IAAF) và Ủy ban Olympic quốc tế (IOC) mới có thể hoàn thành tâm nguyện.

Mọi rắc rối nằm ở đôi chân giả bằng sợi carbon của Pistorius, vốn gắn bó với anh từ khi mới... 11 tháng tuổi, sau khi các bác sĩ đã phải tháo khớp chân anh vì sinh ra đã không có xương mác. Người ta cho rằng đólà một thứ đồ công nghệ mà nhờ đó Pistorius có được lợi thế hơn so với những đối thủ. Đúng là với đôi chân như thế, khả năng bật xuất phát sẽ tốt hơn, chưa kể đến khả năng chịu nhiệt (nếu cuộc thi diễn ra dưới nhiệt độ cao) trong quãng đường thi đấu. Nhưng thật ra, bản thân Pistorius cũng có những thiệt thòi riêng bởi với một người cụt chân bình thường, giữ thăng bằng trên một đôi chân giả đã khó, chứ đừng nói đến việc nước rút, vốn cần đến những cảm giác rất "thật" của đôi bàn chân.

Các đối thủ của anh nghĩ gì? La Shaw Merritt khẳng định rất ngưỡng mộ Pistorius vì nghị lực phi thường của anh. Santos Luguelin, người về trước Pistorius nhưng lại không được khán giả quan tâm đến, cũng chẳng tỏ ra ghen tị mà còn ngợi khen "Anh ấy là một VĐV đẳng cấp". Còn Erison Hurtau (Dominica), người đã từng tập luyện cùng Pistorius tại Nam Phi thì hết sức khâm phục sự chăm chỉ của anh. Tất nhiên, vẫn có những người dè bỉu Pistorius. VĐV chủ nhà Nigel Levine là một minh chứng. Khi được hỏi rằng liệu đôi chân giả của Pistorius có phải lợi thế không, anh bực bội "Hỏi anh ta ấy. Còn tôi thì vẫn giữ quan điểm của mình về chuyện ấy".

Bị cấm gặp vợ, VĐV bỏ thi đấu

Đó là trường hợp của cựu vô địch thế giới chạy 100m Kim Collins của đoàn St Kitts&Nevis. VĐV 36 tuổi này rất bực bội với các quan chức đội nhà vì đã cấm anh gặp vợ trong thời gian diễn ra TVH nên đã quyết định rút lui khỏi TVH, thậm chí còn thề không bao giờ thi đấu cho ĐTQG nữa. " Tôi sẽ không thi đấu tối nay nữa. Giải đấu ở Mexico là lần cuối cùng tôi thi đấu cho ĐTQG", Collins viết trên Twitter. Anh cũng ám chỉ sự hà khắc của các quan chức thể thao nước này khi viết rằng "đến tù nhân còn được tiếp đón vợ mình".

Collins từng về thứ 7 ở Sydney 2000 và thứ 6 ở Athens 2004, nhưng với thành tích cao nhất trong năm là 10 giây 05, thật ra anh cũng khó có cơ hội góp mặt ở chung kết nội dung 100m nam. Trước đó, đồng hương của Collins là nữ VĐV chạy nước rút Tameka Williams đã bị đuổi về vì có nguy cơ bị phát hiện doping.

haisam.vn

9501b3e2cd4f20 (hatkick.com) Mỹ cần phải biểu dương sức mạnh trước New Zealand để khẳng định đã sẵn sàng bảo vệ ngôi Hậu.

Tối nay, Mỹ cần phải biểu dương sức mạnh trước New Zealand để khẳng định với các ứng viên vô địch còn lại, rằng Mỹ đã sẵn sàng bảo vệ ngôi Hậu.

Mỹ hầu như đều giành chiến thắng khi ghi bàn trong hiệp 1. Ở cả 3 lần chạm trán với New Zealand và 9 trận gần nhất, các nhà ĐKVĐ Olympic đều thực hiện được điều tuyệt vời ấy. Nếu muốn đạt được kết quả khả quan trong cuộc đối đầu vào tối nay tại St. James’ Park, thầy trò HLV Tony Readings không được phép quên thực tế này.

Bị xem là đội bóng yếu nhất trong số 8 đội lọt vào tứ kết, New Zealand chẳng có gì để mất nên sẽ cháy hết mình cho trận đấu cuối (gần như chắc chắn) ở giải đấu này.

Cách đây 4 năm, tại Olympic Bắc Kinh, các cô gái châu Đại dương cũng đã phải nhận thảm bại 0-4 trước Mỹ.

Trình độ hai đội ở cặp tứ kết này quá chênh lệch khiến người ta tự hỏi, Mỹ sẽ thắng bao nhiêu bàn để xóa đi những nghi ngờ về con đường chinh phục chức vô địch Olympic lần thứ 3 liên tiếp của họ sau khi chưa thể hiện được sức mạnh tuyệt đối ở vòng bảng?

Nữ HLV Pia Sundhage từng được ca ngợi là người biết dung hòa một ĐT Mỹ nhiều ngôi sao trẻ với những siêu sao đã đi vào lịch sử. Những Wambach, Solo, Morgan hay Cheney đang là trụ cột giúp Mỹ chơi ổn định, đánh đâu thắng đấy. Tối nay, họ cần phải biểu dương sức mạnh trước New Zealand để khẳng định với các ứng viên vô địch còn lại, rằng Mỹ đã sẵn sàng bảo vệ ngôi Hậu.

ĐỘI HÌNH DỰ KIẾN

Mỹ: Solo; Rampone, Buehler, LePeilbet, O'Hara, C.Lloyd, Rapinoe, O'Reilly, Wambach, Cheney, Morgan.
New Zealand: Bindon; R.Smith, Hoyle, Percival, Erceg, Riley, Longo, Hassett, Hearn, White, Gregorius.

DỰ ĐOÁN: 4-1

Nguồn: Bùi Huy - Bongdaplus »

9501b3eaa96392 (hatkick.com) Thị trưởng London bay cùng Olympic

Thị trưởng London, Boris Johnson vừa mang tới cho những khán giả tại Olympic 2012 cảnh tượng ngoạn mục bất ngờ.

Để ăn mừng tấm HCV đầu tiên của đoàn chủ nhà, ngài thị trưởng quyết định tới lễ hội Olympic trong công viên Victoria (nơi NHM có thể theo dõi trực tiếp các nội dung thi đấu của Thế vận hội qua màn hình khổng lồ hoặc thử sức với các môn thể thao Olympic) bằng đường… đu dây.

Đang “bay” lơ lửng ở độ cao 45m dọc đoạn đường dài 320m thì bất ngờ thị trưởng Johnson bị mắc kẹt khi còn cách đích 20m. NHM coi đây là một trong những cảnh tượng thú vị nhất tại London 2012.

Không chỉ đu dây ngoạn mục như vậy, thị trưởng Johnson còn có ý tưởng rất “bay”. Ông vừa bông đùa rằng Tổng thống Nga, Vladimir Putin (người đã có đai đen judo) nên tranh tài ở môn judo trong kỳ Thế vận hội đặc biệt dành cho các chính trị gia.

Nguồn: Đ.A - Bongdaplus »

brazilneymar1 (hatkick.com) Không thu hút được nhiều sự chú ý tại các kỳ Thế vận hội gần đây nhưng lần này, môn bóng đá sẽ trở thành tâm điểm nhờ sự xuất hiện của Olympic Brazil và Tây Ban Nha, những đội sở hữu lực lượng có thể sánh ngang với nhiều đội tuyển quốc gia hàng đầu hiện nay.
Neymar là ngôi sao được chờ đợi nhất ở Olympic London 2012 - Ảnh : Getty

Brazil: Đi tìm triết lý

Như mọi kỳ Thế vận hội trước, Olympic Brazil đến London lần này cũng với tham vọng giành chiếc huy chương vàng đầu tiên trong lịch sử. Từng vô địch World Cup năm lần, lên đỉnh Copa America tám lần nhưng tại Olympic, thành tích tốt nhất của Selecao chỉ là hai chiếc huy chương bạc các năm 1984 và 1988. Tuy nhiên, năm nay Olympic Brazil còn có một mục tiêu khác quan trọng không kém: chuẩn bị cho World Cup 2014 được tổ chức trên sân nhà.

Vấn đề lớn nhất của bóng đá Brazil lúc này là thiếu một triết lý tân tiến. Những thập kỷ gần đây, Brazil không còn thi đấu lãng mạn như những năm 1960 hay 1980, thay vào đó chú trọng hơn tới yếu tố thể lực. Nhiều năm qua, Selecao thường dựa vào các tiền vệ trung tâm giàu thể lực và những hậu vệ cánh tốc độ để chuyền bóng thật nhanh cho các tiền đạo thượng thặng tự xoay xở. Đây là một xu hướng lỗi thời bởi hiện nay khi những tiền vệ thông minh, có kỹ thuật siêu hạng mới là chìa khóa của thành công.

Huấn luyện viên Mano Menezes đã nhận ra vấn đề này và trong hai năm qua, đã cố gắng phát triển một triết lý phù hợp cho Brazil. Tuy nhiên, những nỗ lực của huấn luyện viên này vẫn chỉ như muối bỏ bể một phần bởi ở giải quốc nội, các đội bóng Brazil vẫn trung thành với lối chơi cũ. Được miễn vòng loại World Cup 2014 nên hai năm tới Brazil sẽ chỉ đá những trận giao hữu không mấy quyết liệt. Bởi vậy, kỳ Olympic này là cơ hội đích thực cuối cùng cho ông Menezes thử nghiệm và hoàn thiện triết lý của mình.

Có một may mắn cho cho Menezes, đó là ngoài Thiago Silva, Hulk và Marcelo, Olympic Brazil cũng đang sở hữu nhiều gương mặt trẻ xuất sắc và là trụ cột của đội tuyển quốc gia như Neymar, Oscar hay Alexander Pato. Tức nếu triết lý của ông Menezes hoạt động hiệu quả, nó sẽ được chuyển giao nguyên vẹn lên đội lớn. Nhưng có hai câu hỏi được đặt ra: Liệu triết lý của Menezes có đưa đội bóng đến thành công và liệu các cầu thủ Brazil có toàn tâm toàn ý thực hiện chỉ đạo của ông thầy?

Tại Copa America 2011, Menezes vẫn chưa định hình được triết lý của mình. Lối chơi của Selecao khi đó là một mớ hỗn độn, gần như chỉ trông chờ vào sự tỏa sáng của các cá nhân. Hơn nữa, nhiều ngôi sao của Brazil như Neymar hay Lucas Moura đang là hàng nóng trên thị trường chuyển nhượng nên có thể sẽ tận dụng Olympic 2012 như một sân khấu quảng bá hình ảnh, tức họ sẽ đặt nặng mục đích cá nhân hơn cống hiến cho tập thể.

Olympic Brazil vừa có bước chạy đà khá thuận lợi khi đánh bại đội tuyển Vương quốc Anh 2-0 ngay trên sân khách. Nhưng trước thềm Copa America một năm trước, Selecao cũng thi đấu giao hữu ấn tượng để rồi gây thất vọng lớn khi bước vào giải. Về lý thuyết, Olympic Brazil là đội mạnh nhất Thế vận hội lần này, nhưng con đường tới thực tế có thể khác hẳn và thầy trò Menezes sẽ phải dốc hết sức nếu muốn chinh phục chiếc huy chương vàng đầu tiên.

Tây Ban Nha: Đi tìm truyền nhân

Không có nhiều chàng trai đáng giá hàng chục triệu đô như Brazil nhưng bù lại, Olympic Tây Ban Nha sẽ không phải vật vã đi tìm triết lý bởi đã có trường phái tiqui-taca. Hiện các cầu thủ trẻ của huấn luyện viên Luis Milla có thể chưa thấm nhuần phong cách và lối chơi đó như các đàn anh, nhưng xét về độ ăn ý, họ thậm chí có phần nhỉnh hơn nhờ sự kế thừa hoàn hảo. Olympic Tây Ban Nha hiện có 13 trong 18 cầu thủ từng vô địch giải U21 châu Âu một năm trước, cũng do chính Milla dẫn dắt.

Tây Ban Nha dự Thế vận hội với hai mục tiêu quan trọng. Thứ nhất, bổ sung thêm một danh hiệu vào bảng thành tích vốn đã quá vẻ vang với chức vô địch World Cup, EURO và các giải U19, U21 châu Âu. Sau nhiều năm trắng tay, với người Tây Ban Nha lúc này, bao nhiêu danh hiệu vẫn là chưa đủ. Tiền vệ Juan Mata của Chelsea, đã chinh phục gần như mọi đỉnh cao ở cấp câu lạc bộ lẫn đội tuyển quốc gia, vẫn đầy quyết tâm tới Thế vận hội: “Tôi muốn giành huy chương vàng để hoàn tất một mùa giải hoàn hảo và cũng để chứng minh Tây Ban Nha là đội mạnh nhất hành tinh".

Huấn luyện viên Luis Milla (giữa) và các cầu thủ trẻ tại Olympic 2012 - Ảnh : Getty

Thứ hai, Olympic 2012 cũng là một cơ hội quý giá để Tây Ban Nha mài những viên ngọc thô nhằm chuẩn bị cho World Cup 2014. Tuyển Tây Ban Nha vô địch EURO 2012 có tám cầu thủ trên 28 tuổi, tức hai năm tới bước vào ngưỡng 30 tuổi, bắt đầu là giai đoạn xuống dốc của đời cầu thủ. Để dần thay thế những gương mặt đấy, đây là thời điểm hợp lý nhất cho một cuộc chuyển giao. Đó cũng là lý do tại sao những người phải đá dự bị tại EURO vừa qua như Javi Martinez hay Mata, dù đã mệt nhoài với một mùa giải dài lê thê, vẫn quyết dự Thế vận hội.

Từ năm 2007 tới nay, Tây Ban Nha thống trị cả làng túc cầu lục địa già lẫn thế giới với những vô địch U17 châu Âu (2007, 2008), U19 châu Âu (2007, 2011, 2012), U21 châu Âu (2011), EURO (2008, 2012) và World Cup (2010). Giành thêm chiếc huy chương vàng Olympic, Tây Ban Nha không chỉ khắc sâu tên mình vào tượng đài lịch sử mà còn có một sự chuẩn bị hoàn hảo cho World Cup 2014, giải đấu hứa hẹn sẽ phải chia tay với những người hùng như Xavi hay Xabi Alonso.

Bốn niềm hy vọng tại Olympic 2012

Neymar (Brazil, 20 tuổi)

Sở hữu tài năng thiên bẩm còn gây chú ý hơn cả mái tóc kiểu Mohican, Neymar nhanh, mạnh mẽ và có kỹ thuật siêu hạng. Anh từ lâu đã được hàng loạt đại gia châu Âu trải thảm đỏ chào đón với giá chuyển nhượng được thổi lên tới 50 triệu bảng. Năm ngoái, Neymar được bình chọn là Cầu thủ xuất sắc nhất Nam Mỹ và nếu tiếp tục tỏa sáng tại Olympic lần này, ngày Neymar giành Quả bóng vàng thế giới chắc sẽ không xa.

Ganso (Brazil, 22)

Đồng đội của Neymar tại Santos, đã và đang được Milan theo đuổi với hy vọng sẽ đào tạo được một Kaka mới. Từng là niềm hy vọng số một cho vị trí nhạc trưởng tại Selecao nhưng hiện Ganso đã bị các đàn em như Oscar (20) hay Lucass Moura (19) cạnh tranh quyết liệt và nếu lại chìm nghỉm tại London 2012 như ở Copa America 2011, Ganso có thể sẽ phải yên phận với vai trò dự bị.

Iker Muniain (Tây Ban Nha, 19)

Thành viên của Bilbao vào chung kết Europa League mùa giải vừa qua, Muniain thuộc mẫu cầu thủ đa năng, có thể thi đấu ở trung lộ hoặc dạt sang cánh. Ưu điểm lớn nhất của anh là tốc độ.

Cristian Tello (Tây Ban Nha, 20)

Được Pep Guardiola giới thiệu vào đầu năm nay và ngay lập tức, Tello đã khẳng định được khả năng của mình. Cũng giống như Muniain, Tello có tốc độ của một chiếc xe đua và đây sẽ là những phẩm chất đặc biệt, giúp cho lối chơi tiqui-taca của Tây Ban Nha đa dạng và nguy hiểm hơn. (ảnh) brazil neymar: Neymar là ngôi sao được chờ đợi nhất ở Olympic London 2012 (ảnh) milla: Huấn luyện viên Luis Milla (giữa) và các cầu thủ trẻ đầy triển vọng của Olympic Tây Ban Nha


 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Theo Thethaovanhoa)


Page 1 of 4

Login Form

Free Joomla templates by L.THEME