• tu_suong_jvlastnews_thumb.jpg
  • YSL.jpg
  • hutthuoc.jpg
  • suckhoe02.jpg
  • hoa_jvlastnews_thumb.jpg
  • tinh_dich_loang_jvlastnews_thumb.jpg
  • 01 vong-3.jpg
  • khuc-dao-dau-0_jvlastnews_thumb.jpg
  • 00-a_jvlastnews_thumb.jpg
  • xuattinhcuckhoai_jvlastnews_thumb.jpg
  • khuc-dao-dau-0.jpg
  • 0_jvlastnews_thumb.jpg
  • tinhtrungyeu_jvlastnews_thumb.jpg
  • dinh_nghia_xuat_tinh_som.jpg
  • 801uongsua.jpg
  • dk_jvlastnews_thumb.jpg
  • co-dien-hay-tan-tien_jvlastnews_thumb.jpg
  • 01thuocnguathai.jpg
  • yeu_d22f2_jvlastnews_thumb.jpg
  • suckhoe02_jvlastnews_thumb.jpg

Ăn hoa quả thế nào thì đúng

344fdfdd04be20a11f0cfc9ffcc70407

(hatkick.com) Rau củ, trái cây vốn là nguồn dinh dưỡng quý giá

     Rau củ, trái cây vốn là nguồn dinh dưỡng quý giá, nhưng nếu bạn ăn không đúng cách chúng còn gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể....

1.Dứa (thơm, khóm):

Dứa là loại quả ngon, bổ, rẻ, có ở mọi nơi. Tuy nhiên, ngộ độc do ăn dứa không phải là ít, nếu xử lý không kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Ngộ độc từ dứa là tai biến dị ứng mà dị nguyên là nấm candida tropicalis trên quả dứa. Loại nấm này sống ký sinh ở vỏ và mắt dứa, chúng sinh sản và phát triển độc tố rất nhanh, nhất là khi dứa bị ủng dập.

Ngộ độc dứa ở mức độ nhẹ, sau khi ăn 30 phút đến 1 giờ, cơ thể khó chịu, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, ngứa và nổi mề đay một số vùng trên cơ thể. Ăn dứa khi bụng đói đôi khi cũng bị đau bụng, nôn mửa, khó chịu nhưng không phải do ngộ độc, mà do các axit amin hữu cơ và men bromelin của dứa tác động lên niêm mạc dạ dày và ruột.

2. Khổ qua (mướp đắng)

Từ rất lâu, khổ qua không còn xa lạ gì với thực đơn của nhiều gia đình. Vị đắng của nó được ưa thích vì có lợi cho việc hạ đường huyết. Tuy nhiên, trong khổ qua có chất axit ôxalic ảnh hưởng đến việc hấp thụ chất canxi trong thức ăn nên nếu xào khổ qua không luộc sơ qua nước sôi là vô tình bạn để cho axit ôxalic có chỗ trú ẩn trong thức ăn của mình.

3. Cà rốt

Cà rốt có khả năng điều tiết cơ năng sinh lý của cơ thể, tăng cường thể chất, nâng cao năng lực miễn dịch, giải độc, kháng khuẩn, hạ đường huyết, dự phòng hữu hiệu các bệnh lý do thiếu vitamin A, xơ vữa động mạch, ngừa ung thư và nhồi máu cơ tim. Nhưng nếu vừa uống nước cà rốt có hàm lượng carôtin rồi lại uống rượu, trong gan sẽ sản sinh chất độc gây bệnh gan, vì thế, tránh uống nước cà rốt trước và sau khi uống rượu.

4. Giá đậu

Giá chứa nguồn protein và vitamin C rất dồi dào. Nó còn là loại thực phẩm "ngang cơ" so với thịt về mặt dinh dưỡng, hơn hẳn quả cà chua về hàm lượng vitamin C. Giá còn chứa thành phần vitamin B phức hợp hiện hữu trong hạt đậu giá chưa nảy mầm.

Một số người có sở thích xào giá tái, nhưng các chuyên gia về dinh dưỡng cho biết, nên xào giá chín trước khi ăn. Nếu không được chế biến chín, những chất độc hại trong giá sẽ gây nên phản ứng như buồn nôn, chóng mặt, đi ngoài.

5. Chuối tiêu

Trong chuối có chứa hỗn hợp đường tự nhiênh như sucrose, fructose và glucose. Khi đói khát, mệt mỏi có thể một lúc ăn vài ba quả chuối sẽ làm khoẻ người, đầu óc tỉnh táo và làm việc tốt hơn. Đó là nhờ vào lượng nước, lượng đường và lượng sinh tố đa dạng có trong chuối giúp cơ thể phục hồi sinh lực một cách nhanh chóng.

Nhưng chuối tiêu lại chứa nhiều magiê, nếu ăn khi bụng đói cơ thể sẽ bị phá huỷ cân bằng giữa thành phần magiê và canxi trong máu dẫn đến tác động xấu cho hệ tim mạch.

6. Măng

Măng là thực phẩm dễ gây ngộ độc vì chất độc có tên glucozit trong măng sẽ sản sinh axit cyanhydric, khi gặp men tiêu hoá trong dạ dày. Măng gây ra ngộ độc, nôn mửa giống như bị ngộ độc từ khoai mì (sắn), nếu ăn phải 20mg axit cyanhydric có thể bị ngộ độc.

Vì thế, khi chế biến măng tươi cần luộc kỹ để axit cyanhydric hoà tan trong nước và bay hơi theo nước sôi. Cũng không nên dùng nước măng luộc để chế biến món ăn.

7. Cà chua

Với 95% là nước nên cà chua có tính giải khát, lại giàu lycopene, một chất hữu hiệu có công dụng bảo vệ, làm giảm nguy cơ xuất hiện vài bệnh ung thư. Nhưng không nên ăn cà chua trước khi ăn cơm vì sẽ làm tăng thêm chất chua trong dạ dày dẫn đến nóng ruột, đau bụng...

Nên dùng sau khi ăn, không ăn kèm với dưa leo vì trong dưa có chất dung môi có thể phân giải và phá huỷ, mức độ vitamin C trong cà chua càng nhiều thì sự phá huỷ càng nghiêm trọng.

haisam.vn

Login Form

Free Joomla templates by L.THEME