• hutthuoc.jpg
  • dinh_nghia_xuat_tinh_som.jpg
  • thu_dam.jpg
  • xuat_tinh_som_thu_thai.jpg
  • BC7298-001.jpg
  • ko_khoai_jvlastnews_thumb.jpg
  • xuattinhcuckhoai_jvlastnews_thumb.jpg
  • tieu_dem_jvlastnews_thumb.jpg
  • suckhoe02_jvlastnews_thumb.jpg
  • con-tim.jpg
  • ChuaBenh.net-Keodaicuocyeu_1.jpg
  • 00-a_jvlastnews_thumb.jpg
  • 3300_5513f_jvlastnews_thumb.jpg
  • yeu_d22f2_jvlastnews_thumb.jpg
  • hoa_jvlastnews_thumb.jpg
  • tinhtrungyeu.jpg
  • thac_mac_jvlastnews_thumb.jpg
  • demtanhon_jvlastnews_thumb.jpg
  • xuattinhsom_jvlastnews_thumb.jpg
  • bs-bac.jpg

Bệnh tim mạch và đời sống tình dục

nhung-thu-pham-gay-benh-tim-mach-kho-ngo (hatkick.com)Vấn đề hoạt động tình dục và quả tim

Khi có vấn đề về bệnh tim mạch, bạn có thể băn khoăn về đời sống tình dục của mình. Chúng tôi muốn báo cho bạn một tin vui - bạn vẫn có thể tiếp tục sinh hoạt tình dục, nhưng cần có sự hiểu biết và tôn trọng những lời khuyên của thầy thuốc.

Vấn đề hoạt động tình dục và quả tim

Có nhiều người coi hoạt động tình dục chỉ là những hành vi giao hợp đơn thuần. Nhưng tình dục còn có ý nghĩa nhiều hơn thế. Bạn có thể thể hiện ham muốn tình dục của mình theo nhiều cách. Khi quan hệ tình dục, những biến đổi sinh lý thông thường đã được ghi nhận như: khi được kích thích, nhịp thở sẽ tăng dần, da sẽ đỏ lên, nhịp tim và huyết áp đều tăng nhẹ. Khi ở trạng thái hưng phấn, người sẽ căng lên, nhịp tim và huyết áp đều tăng cao; Vào thời điểm cực khoái, cơ thể sẽ giải phóng những năng lượng bị dồn nén. Sau đó, nhịp tim, huyết áp, và nhịp thở sẽ giảm dần về mức bình thường.

Tất cả những đáp ứng trên thuộc sinh lý bình thường trong lúc sinh hoạt tình dục. Vì vậy, ít người để ý đến chúng. Tuy nhiên, đối với những người bệnh tim mạch, sự thay đổi này đôi khi lại là gánh nặng cho quả tim nếu chúng ta không có một nhận thức đúng đắn.

Ðời sống tình dục sau cơn đau tim hay sau phẫu thuật tim

Cả phụ nữ lẫn nam giới đều bắt đầu sinh hoạt tình dục trở lại khoảng vài tuần sau cơn đau tim hay sau phẫu thuật tim. Nhiều người duy trì thói quen tình dục như trước. Tuy nhiên, một số có giảm sút hoạt động tình dục. Có thể do lo lắng, do trầm cảm, hay giảm ham muốn. Các chăm sóc và tư vấn y tế, cùng với thời gian, sẽ giúp giải quyết vấn đề này.

Khi đã hồi phục sau một cơn đau tim, bạn sẽ hay để ý hơn về nhịp tim, nhịp thở, cũng như tình trạng căng cơ. Điều này hoàn toàn bình thường, đừng lo lắng gì cả. Bạn có thể quay lại chuyện sinh hoạt tình dục một cách từ từ. Khi tự tin hơn, bạn sẽ thấy thư giãn hơn với bản thân và với bạn tình của mình.

Hoạt động giao hợp đòi hỏi nhiều năng lượng hơn đôi chút. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn đợi đến khi sức khoẻ khá lên. Đa số bắt đầu lại chuyện giao hợp khoảng 4 đến 6 tuần sau cơn đau ngực. Những bệnh nhân không có biến chứng có thể sớm hơn, sau 7 đến 10 ngày. Đối với phẫu thuật tim mạch, khoảng thời gian này thường là 2 đến 3 tuần. Theo ước tính, nếu bạn có thể đi cầu thang bộ lên 3 tầng một cách bình thường, bạn có thể trở lại hoạt động tình dục một cách từ từ và bình thường.

Nếu bạn không chắc chắn về tình trạng sức khoẻ của mình, bác sĩ có thể cho bạn làm nghiệm pháp gắng sức để đánh giá khả năng gắng sức của bạn. Dựa trên nhịp tim và huyết áp, thầy thuốc sẽ quyết định bạn đã có thể sinh hoạt tình dục hay chưa.

Thuốc có ảnh hưởng đến đời sống tình dục hay không?

Rất nhiều thuốc điều trị bệnh tim có thể ảnh hưởng tới ham muốn và hành vi tình dục của bạn. Đó có thể là: thuốc hạ huyết áp, thuốc an thần và thuốc chống trầm cảm, một vài thuốc chống đau ngực, thuốc chống loạn nhịp tim…

Những thuốc trên có thể tác động tới hành vi và chức năng tình dục.

Tuy nhiên, các biến đổi trên có thể do một nguyên nhân nào đó khác ngoài thuốc. Vì thế, bạn không nên vội vàng dừng thuốc. Đừng ngại ngùng hỏi bác sĩ về chuyện này và luôn phải cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của việc dùng thuốc. Thông thường, việc điều chỉnh về loại thuốc hay liều dùng sẽ giúp giải quyết vấn đề này.

Cùng hợp sức đương đầu với bệnh tật

Bệnh nhân tim mạch thường không phải là người duy nhất phải đối đầu với bệnh tật. Vợ/chồng, hay người yêu của họ cũng có thể lo lắng hay trầm cảm. Những suy nghĩ của bạn – cũng như của bạn tình – có thể làm tăng sức ép lên quan hệ giữa hai người. Cả hai cần quan tâm, tôn trọng và cố gắng thấu hiểu và chia sẻ những tâm tư của người kia.

Nói chung, vợ/chồng hay người yêu của bệnh nhân tim mạch sẽ cố gắng để cân bằng, không nên “sốt sắng” hoặc tỏ ra “cảm thông” che chở quá mức. Tâm lý chung là, họ không muốn đòi hỏi quá nhiều và làm phiền lòng người bệnh, hoặc họ không để cho người bệnh quay lại với những hoạt động thường ngày. Đôi khi, họ sẽ có cảm giác áy náy về bệnh tật của bạn tình và tự dằn vặt bản thân rằng đó có thể là lỗi của họ. Vậy, hãy đúng mực và chia sẻ.

Nếu một cặp vợ chồng/bạn tình đã gặp vấn đề trong sinh hoạt tình dục trước khi phát bệnh tim, sự việc có thể càng tồi tệ hơn sau một cơn đau tim hay phẫu thuật tim. Hãy cùng trao đổi những suy nghĩ của bạn, các căn nguyên của vấn đề và hướng giải quyết. Những vấn đề không được giải quyết có thể dẫn tới các hậu quả nặng nề hơn về thể chất, tâm lý, xã hội. Hãy cùng nhau trao đổi về nhu cầu tình dục và các mối lo ngại sẽ đương đầu tốt hơn với bệnh tật. Sự gần gũi và thẳng thắn sẽ giúp cả hai sớm bắt đầu lại đời sống tình dục và có cảm giác dễ chịu hơn. Hai người cũng có thể trò chuyện với nhân viên y tế về những lo lắng chung.

Tiếp tục đời sống tình dục

Việc tiếp tục quan hệ tình dục sẽ giúp hai bạn cảm thấy gần gũi nhau hơn, nó giúp khơi gợi lại những cảm xúc dịu dàng và lãng mạn. Sau một cơn đau tim hay phẫu thuật tim, quan hệ tình dục đúng mực sẽ giúp giải toả stress và làm bạn thấy tự tin hơn, tin yêu vào cuộc sống và vững vàng hơn trong cuộc chiến đấu chống bệnh tật tim mạch. Duy trì những thói quen giữ gìn sức khỏe như ăn uống điều độ, tập thể dục, nghỉ ngơi, dùng thuốc. Các hoạt động thể chất bao gồm đi bộ, chạy bộ, bơi, đạp xe, và khiêu vũ ở mức độ phù hợp có tác dụng làm giảm nguy cơ tăng nhịp tim, khó thở, hay đau ngực trong lúc quan hệ tình dục. Cả hai cần kiên nhẫn với nhau. Sự hài hước và lạc quan sẽ giúp ích trong trường hợp này. Tránh vội vã sinh hoạt tình dục chỉ để chứng tỏ mọi việc đã “hoàn toàn trở lại bình thường”. Quan hệ tình dục khi chưa thực sự sẵn sàng không phải là một cách để xua đi lo sợ, mà đôi khi còn khiến bạn cảm thấy lo lắng hơn.

Sau một đợt bệnh tim, hầu như mọi người sẽ không thay đổi các tư thế quan hệ tình dục hay những động tác kích thích. Tuy nhiên, có thể thay đổi đôi chút sẽ tốt hơn. Nhân viên y tế sẽ giúp lựa chọn những biện pháp tình dục thay thế. Với một số người, thủ dâm có tác dụng phục hồi sự tự tin và giúp quay lại với đời sống tình dục dễ dàng hơn. Thủ dâm ít gây đáp ứng ở tim hơn và đỡ mất sức hơn.

Khi xuất hiện các triệu chứng tim mạch trong lúc đang quan hệ tình dục

Trong lúc quan hệ tình dục, tim bạn đập nhanh hơn và mạnh hơn, da bạn sẽ đỏ lên và ẩm hơn. Đó là những biểu hiện bình thường, không phải triệu chứng của tăng gánh nặng cho tim.

Bạn có thể gặp các triệu chứng của cơn đau thắt ngực (tương tự đau ngực do bệnh mạch vành). Những triệu chứng đau thắt ngực cho thấy tim bạn đang phải hoạt động quá tải bao gồm: Cảm giác nặng, đau, tức ở hàm, cổ, tay, ngực, hoặc bụng, khó thở rõ rệt, nhịp tim rất nhanh hoặc không đều.

Nếu gặp bất kì triệu chứng nào kể trên khi đang quan hệ tình dục, hãy nói cho bạn tình biết, cần giảm các hoạt động, nghỉ ngơi, và uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Viên nitroglycerin, ngậm dưới lưỡi hoặc loại xịt dưới lưỡi cách nhau mỗi 12-15 phút, có thể có tác dụng. Khi các triệu chứng mất đi, bạn có thể tiếp tục quan hệ tình dục.

Nếu thuốc không làm giảm triệu chứng, hoặc triệu chứng lại xuất hiện khi tiếp tục quan hệ tình dục, hãy ngừng lại và đi khám bác sĩ.

Cần báo cáo với bác sĩ nếu như:

Khó ngủ, hoặc khó nghỉ ngơi sau khi quan hệ tình dục; Nhận thấy một thay đổi về vị trí đau ngực, tần số xuất hiện cơn đau, hoặc mức độ nặng của cơn đau; rất mệt. Có thể bạn sẽ cần thay đổi một số thói quen thường ngày, hoặc đổi thuốc. Bác sĩ có thể cho bạn sử dụng nitroglycerin (hoặc một chất tương tự) ngậm dưới lưỡi 15-20 phút trước khi sinh hoạt tình dục.

Khi bạn và bạn tình có đời sống tình dục thoải mái hơn, cuộc sống của bạn cũng dễ chịu hơn về nhiều mặt. Bệnh tim có thể làm thay đổi cuộc sống theo hướng bạn không mong muốn. Nhưng cũng nhờ nó mà bạn nhận ra điều gì là quan trọng. Hãy nghĩ đến khía cạnh tích cực đó. Các mối quan hệ giữa bạn với gia đình và bạn bè có thể sẽ tốt đẹp hơn.

                                                                                                                                                                                            
TS. Phạm Mạnh Hùng

Login Form

Free Joomla templates by L.THEME